Măng tây có tên tiếng Anh là Asparagus, tên khoa học là Asparagus officinalis L. Thuộc họ Asparagaceae.
Là cây sống lâu năm, cao khoảng 50-100cm, thân tròn, thẳng có phân nhánh ngang. Lá cây mọc chụm 3-8 giống như kim dẹp, dài 2-3cm, xếp thành tầng, mọc cách nhau theo thân chánh.
Hoa đực và hoa cái mọc ở 2 cây khác nhau, có màu vàng xanh hoặc trắng nhạt, nhỏ, dạng hình chuông, khoảng 6,5cm, gồm 6 thùy hình ống, 3 đài và 3 cánh hoa giống nhau không phân biệt. Quả màu đỏ, bên trong có 1-9 hạt. Rễ cây có dạng những căn hành.
Có 3 loại măng tây: Măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây tím.
Măng tây xanh: Đây là măng tây phổ biến nhất, có vị đắng hơn so với măng tây trắng và tím. Là loại rau chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Măng tây trắng: Cũng giống như măng tây xanh, nhưng do không cho tiếp xúc với ánh sáng nên không thể sản sinh diệp lục, có vị ngọt, ít đắng và mềm hơn măng tây xanh. Măng tây trắng mập hơn măng tây xanh, có giá trị dinh dưỡng cao, giá cũng cao hơn so với 2 loại măng kia do quy trình tạo ra rất khép kín, chi phí cao.
Măng tây tím: Màu tím của măng là do có hàm lượng anthocyanins cao. Loại này có ít chất xơ, mềm hơn và có vị ngọt thơm mùi trái cây hơn so với măng tây xanh và trắng.
Trong măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao gồm 2,2% protit, 1,2 gluxit, 2,3% xenlulozo, 21mg canxi, sắt, kẽm, chất xơ. Gồm các vitamin A, vitamin B6, B12, vitamin D, C, E, K, folate, choline, acid folic. Loại rau này chứa đến 93% nước và đặc biệt chứ lin, có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra còn chứa ít chất béo bão hòa. Tuy nhiên, măng tây lại chứa nhiều đường có calo cao.
Cách dùng măng tây
Măng tây luộc hoặc hấp cách thủy là phương pháp đơn giản và giữ được hết dưỡng chất có trong măng.
Măng tây kết hợp cùng các thực phẩm khác như thịt, tôm,… các món xào, súp, salad, gỏi, nướng.
Sinh tố hoặc nước ép từ măng tây tươi hoặc kết hợp với rau củ quả khác.
Lưu ý khi dùng măng tây
Măng tây có hàm lượng chất xơ cao, là lợi nhưng cũng là hại nếu nạp quá nhiều lượng chất xơ này vào cơ thể. Chất xơ làm giảm độ ẩm gây hiện tượng khó đi ngoài, từ đó làm ảnh hưởng đến cơ ruột non, dẫn đến hiện tượng táo bón và đau bụng.
Đối với nhũng người bị huyết áp cao đang sử dụng thuốc điều trị không nên ăn măng tây, do tính chất làm giảm huyết áp tương tác với thuốc sẽ làm hạ huyết áp mạnh dẫn đến tình trạng nguy hiểm.
Trong măng tây có một loại chất chống oxy hóa, thực chất là lưu huỳnh. Lưu huỳnh có mùi rất đặc trưng và bám mùi, vì vậy khi ăn măng tây thường hay để lại mùi hôi đặc trưng này.
Những người bị bệnh phù nề do chứng rối loạn suy tim hoặc thận, không nên ăn các món ăn liên quan đến măng tây vì có thể sẽ gây hại cho người bệnh.
Một số người có thể bị dị ứng với măng tây nên khi ăn thường có hiện tượng ngứa cổ họng, phát ban, buồn nôn, chóng mặt, đầy hơi,… đối với trường hợp này cần tránh ăn măng tây.
Bệnh nhân bị gout cũng nên hạn chế loại rau này, do có chứa nhiều purin nên có thể làm người bệnh đau khớp khi ăn.
Măng tây phản ứng với sắt làm đổi màu măng tây và nồi sắt gây độc hại, vì vậy không luộc măng tây trong nồi sắt.