Tìm kiếm
VI

Hồng Treo Gió Đà Lạt (công Nghệ Nhật Bản) 500gr

Trọng lượng : 500 gr Hồng khô treo gió Đà Lạt theo công nghệ Nhật Bản. Hồng sau khi được treo trước gió sẽ khô lại và chuyển từ màu cam sang màu hổ phách đậm. Món ăn này có phần bên ngoài dẻo dẻo, bên trong mềm thơm, có mật, ăn rất ngon và ngọt. Nằm ở độ cao trên 1.500m, khí hậu của Đà Lạt luôn ôn hòa, dịu mát quanh năm. Vùng đất xinh đẹp nổi tiếng với nhiều loại trái cây, đặc biệt là những quả hồng chín mọng. Áp dụng công nghệ Nhật Bản, hồng treo Đà Lạt hoàn toàn không sử dụng hóa chất hay phụ gia.!!!
130.000 đ
i h
Giao đến
*
*
Hình thức vận chuyển
Hình thức
Ngày giao hàng
Phí Ship
Không có tùy chọn giao hàng nào

Hồng treo gió Đà Lạt- Đặc sản Quê hương

Hồng treo gió được mệnh danh ngon bậc nhất trong các loại mứt đặc sản của Đà Lạt mà cách tạo ra món đặc sản này cũng khiến nhiều người “choáng” về độ khó và kỳ công.

Khoảng cách giữa các dây treo hồng được cách nhau khoảng 25cm để bảo đảm tỷ lệ hồng treo không quá dầy khiến gió cũng như ánh nắng chiếu không vào được.

Thung lũng Vàng, Khe Sanh, khu vực ngoại ô như Trại Mát, Cầu Đất, Đà Lạt tập trung đông với khoảng 300 cơ sở hồng treo gió. Đây còn được mệnh danh là thủ phủ của hồng với hàng trăm quả đồi bạt ngàn những vườn trồng hồng.

Những cây hồng được trồng ở đây hầu hết là hồng giòn. Mùa hồng Đà Lạt bắt đầu từ giữa tháng 9 cho đến những mùa đông giá lạnh vào cuối tháng 11 đầu tháng 12. Vào thời điểm này thì các cây hồng đã trụi hẳn lá chỉ còn lại những quả hồng thắm đỏ trên cành cây.

Trước đây, hồng giòn chỉ được người nông dân thu hoạch theo mùa vụ và bán cho các thương lái. Tuy nhiên từ năm 2012, những nông dân sản xuất hồng gió từ Nhật Bản và các chuyên gia nông nghiệp của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã đến Đà Lạt hướng dẫn cho hơn 100 hộ nông dân phương pháp chế biến hồng chỉ dùng nắng và gió tự nhiên.

Hồng sau khi thu hoạch về, được người nông dân rửa sạch và phân loại. Những quả nào rụng cuống, bị dập trên đường vận chuyển sẽ được loại bỏ, sau đó tiếp tục được rửa nhiều lần bằng nước sạch.

Gọt vỏ hồng cũng cần một kỹ thuật nhất định làm sao cho vỏ mỏng nhất và ko bị rụng cuống.

Tiếp theo, hồng được vệ sinh sạch một lần nữa rồi đưa lên khay chuyển vào lò sấy khoảng hai đến ba giờ.

Để làm ra những trái hồng sấy chuẩn vị phải bỏ ra 20 – 30 ngày, tùy thuộc vào thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm.

Hồng treo sau khi sấy qua, sẽ được treo lên bằng một sợi dây buộc vào cuống. Những quả hồng sẽ được treo cách nhau khoảng 25cm. Khoảng cách giữa các dây cũng được cách nhau khoảng 25cm để bảo đảm tỷ lệ hồng treo không quá dầy khiến gió cũng như ánh nắng chiếu không vào được.

Sau khi một mẻ hồng được treo lên, người nông dân sẽ buộc một tờ lịch đánh dấu số ngày của mẻ hồng đó.

Những quả hồng gió sau khoảng 15 ngày sẽ teo nhỏ lại.

 Phải bảo đảm các yếu tố vệ sinh, nhà lồng không để cho côn trùng bay vào. Người nông dân muốn vào nhà lồng đều phải qua một quá trình tẩy trùng trên người mới được vào thăm.

Để quả hồng ngon và ngọt hơn. Người nông dân còn phải “mát xa” nhẹ đề tay cho những quả hồng.

0.0 0
Viết đánh giá của riêng bạn Đóng
  • chỉ có thành viên mới được trả lời
*
*
  • Xấu
  • Xuất sắc
  • Xấu
  • Xuất sắc

Hồng khô để lâu xuất hiện một lớp phấn trắng có phải bị hỏng không?

Đây là phần đường fructose tiết ra từ quả hồng. Hồng phơi lâu khô đến độ có thể bảo quản ở nheietj độ thường thì sẽ có phần phấn trắng này. Còn hồng treo gió mình hướng dẫn ở trên chỉ treo khoảng 2 tuần, trong còn ướt mật nên phải bảo quản lạnh

Hồng treo gió bảo quản như thế nào?

Bạn cho hồng vào các túi và hút chân không, sau đó để tủ lạnh ăn dần . Khi để trong tủ hồng sẽ vẫn tiếp tục tiết mật tiết đường ra ngoài một cách tự nhiên chứ không hề bị ức chế quá trình. Sau một thời gian, lớp vỏ sẽ tự sinh phấn trắng, là đường lạnh và khô lại, trông khác hoàn toàn mốc. Điều này có thể xảy ra khi phơi lâu ngày quả hồng size to gặp thời tiết rét khô.


Cách làm hồng treo gió Nhật Bản thành công 100%

Bước 1: Làm sạch vỏ hồng

Dùng bàn chải sạch *chải sạch* tai hồng, chải cẩn thận để hồng đừng bị long tai ngấm nước vào trong, rửa sạch vỏ hồng

Bước 2: Cắt gọn tai, gọt vỏ hồng rồi treo hồng bằng túi

Nếu để nguyên tai đến khi phơi xong mới cắt gọn thì nhược điểm là lúc đó tai đã khô giòn, cắt sẽ làm nó bắn vụn khô linh tinh và có thể bám ngay trên bề mặt hồng vì nó như lớp da hơi dính do đường.

Cách cắt tai hồng chỉ cần xoay tròn mũi dao cắt phần vỏ phía dưới tai hồng và cách tai hồng một khoảng 1mm. Cắt thật khéo để không be bét nhé, loại hồng tai nổi lên nên dễ, nhưng có một số loại hồng tai lại lún xuống khá khó cắt. 

Không nên cắm tăm vào để buộc dây tuyệt đối đừng làm gì ảnh hưởng đến ruột bên trong hồng như xuyên chỉ/xuyên tăm, chỉ cần không khí lọt vào thì hồng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập mốc/lên men ngay. Đó là lý do khi cắt vỏ cũng đừng cắt phạm vào phần lòng “trong trong” của trái hồng.

Bước 3: Ngâm hồng trong cồn/rượu

Mục đích của việc này là góp phần hạn chế nấm mốc. Có rất nhiều cách, ở Nhật thì bạn chỉ cần trụng nước sôi khoảng 5s, nhưng do đặc tính khí hậu Việt Nam thì tốt hơn hãy “tắm” hồng rượu trắng (mình dùng voka Hà Nội) và để ngâm 2 phút.

Có thể buộc dây xong mới nhúng tất cả vào rượu, nhưng vừa gọt vừa cho chúng thay nhau “tắm” từng lượt, tiết kiệm thời gian, lại đỡ bị thâm phần nào.

Sau khi nhúng rượu, lấy giấy khô sạch thấm khô tai và xung quanh bề mặt hồng.

Bước 4: Buộc dây

Chọn dây chỉ dù, dày hơn chỉ bình thường một chút, không “sắc” (đối với việc buộc hồng dọc theo dây, nếu dây “sắc” thì dễ cứa rách bề mặt hồng khi nó mềm xuống).

Nếu quả hồng còn cuống dài, hãy quấn dây quanh cuống. Nếu không, quấn dây xung quanh phía dưới tai hồng, quấn chặt tay vì khi hồng khô dây sẽ bị lỏng ra dễ rơi lắm. Lần lượt từng quả từ trên xuống dưới. Để khoảng 4 quả một dây thôi tránh những quả ở trên chịu lực hơi nhiều. Cũng có thể buộc quả hồng ở 2 đầu sợi dây và vắt treo qua một cái thành lan can/ghế.

Bước 5: Treo hồng nơi thoáng gió, khô ráo, ít côn trùng

Nếu có nắng thì bạn hãy phơi hồng trong 1-2 ngày đầu.

  • Quả hồng hứng ánh nắng trực tiếp thì thời gian thu hoạch nhanh hơn, ngọt hơn trong bóng râm.
  • Quả hồng ở trong bóng râm và khô bằng gió trời hoặc quạt, sẽ cho màu đẹp tươi hơn, nhưng không ngọt bằng.

Thời tiết kiểu có gió khô và nắng nhẹ là tốt nhất. Nếu nắng to quá thì bạn đừng ham phơi trực tiếp quá nhiều. Vì nắng trực tiếp mạnh và nhiều quá làm quả hồng bị khô, nếu ko canh chuẩn ngày massage nó sẽ cứng da, nhưng nếu massage sớm để tránh cứng thì quả hồng lại có màu tối hơn do tiết nhiều nhựa hơn.

Tối bạn nên mang hồng vào trong nhà nếu phơi nơi không có mái che.

Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện quả bị mốc (sợi tơ trắng xám/xanh lún phún trên bề mặt), quả bị chảy nước lên men.

Nếu có quả mốc, chảy nước... (trời ẩm, hồng quá chín...)=> loại bỏ ngay để không ảnh hưởng đến những quả xung quanh. Sau đó, đem đồng loạt hồng còn lại xoa cồn 90 độ và lấy giấy thấm khô rồi tiếp tục phơi. Xoa ngày 2 lần. Làm tương tự nếu hồng bị côn trùng đậu.

Lý do dùng cồn hơn dùng rượu lúc này vì quả hồng những ngày sau đã se bề mặt, dùng cồn xoa thì nó bay hơi nhanh không bị ướt lại.

Nếu thấy dự báo thời tiết mưa ẩm kéo dài => hãy tạm dừng việc phơi, cho hồng vào túi hút chân không (hoặc lọ, hộp kín không có không khí) bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, chờ ngày khô ráo tiếp tục mang ra phơi.

Bước 6: Massage cho hồng

Khoảng ngày thứ 5-7, tùy điều kiện thời tiết và quả hồng nhỏ hay to, bề mặt quả hồng đã khô như một lớp da dai nhẹ bọc bên ngoài, bên trong mềm ra và xuống mật, thì đến một công đoạn rất hay ho đòi hỏi sự khéo léo nhẹ nhàng . Đó là: massage

Hồng giòn trứng ngày thứ 5, vừa đủ độ để massage

Xoa, nắn/bóp nhẹ nhàng bằng ngón tay (nhớ đeo bao tay sạch). Việc xoa bóp sẽ phá vỡ cấu trúc lớp bột cứng bên trong, mật tiết ra và phân bổ đều, khiến quả hồng ngọt hơn. Chú ý tập trung xoa bóp ở những cạnh cứng cho mềm đều (hai bên đường dao lúc bạn gọt mà khi khô sẽ gồ lên và dễ cứng hơn chỗ khác). Massage 1-2 ngày một lần. Nếu hồng ngọt thì vô tư cách ngày, nhưng nếu làm hồng tươi chát thì bạn nên đều đặn một chút nhé, vì nếu nắng quá khô nhanh mà chưa tiết đủ đường thì nó sẽ không được ngọt hẳn đâu.

Hồng sau khi thu hoạch không nên cắt hết cả tai.  Chính phần này nó như chìa khóa đóng lại phần ướt bên trong, giữ quả hồng được lâu.